Du lịch là ngành kinh tế nhạy cảm với môi trường tự nhiên, nên
chịu ảnh hưởng trực tiếp do những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH).
Theo
nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, BĐKH tác động trực tiếp đến
cơ sở hạ tầng du lịch, hoạt động lữ hành và đặc biệt là tài nguyên du lịch, yếu
tố nền tảng cho phát triển du lịch.
Nước ta
có bờ biển dài hơn 3.000 km, mang lại thế mạnh về du lịch biển, du lịch nghỉ
dưỡng. Do đó, nếu nước biển dâng 1 m theo kịch bản lạc quan nhất về BĐKH,
thì 5,2% diện tích tự nhiên với 10,8% dân số sẽ bị tác động và không ít bãi biển
đẹp của Việt Nam sẽ biến mất.
Ngoài ra,
bão lũ, ngập úng kéo dài sẽ gây hư hại nhiều di tích lịch sử văn hoá, tài nguyên
du lịch đặc biệt cho du lịch. Các công trình dịch vụ du bị hư hỏng hoặc xuống
cấp dưới tác động của bão lũ cường độ mạnh gây xói mòn, các điều kiện về nhiệt
độ, độ ẩm. Ngoài ra, BĐKH còn gây ra tình trạng thiếu nước ngọt do xâm nhập mặn.
Ví dụ
điển hình về tác động này là việc Khu du lịch Khai Long (Cà Mau) đã phải đóng
cửa sau 5 năm hoạt động bởi xói lở do nước biển dâng. Khu du lịch Ana Mandara
(Huế) đang chịu tác động mạnh từ nước biển dâng.
Việc gia
tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, mưa quá nhiều, nắng quá nóng
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động vận chuyển khách, đặc biệt bằng đường
không.
Trước tác động của biến đổi khí hậu đến các mặt của đời sống, kinh tế-xã
hội, Đề án “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường” là một trong những nội dung chính được thảo
luận tại Hội nghị Trung ương 7, đang diễn ra từ ngày 2 – 11/5. Hội nghị
sẽ bàn bạc thấu đáo để có những chủ trương, phương hướng đúng đắn, kịp
thời chỉ đạo thực hiện có kết quả lĩnh vực này, nhằm quán triệt, cụ thể
hoá quan điểm phát triển bền vững của Đại hội XI, thực hiện mục tiêu
chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 cũng như lâu dài của
đất nước.
|
Đã đến
lúc ngành du lịch cần sớm xây dựng kế hoạch ứng phó với tác động của BĐKH. Trước
hết, chính ngành du lịch cũng cần giảm và tiến tới thay thế các thiết bị làm
lạnh có sử dụng khí CFC, hạn chế khí thải CO2 từ các phương tiện vận chuyển du
lịch. Khuyến khích phát triển loại hình, sản phẩm du lịch thân thiện với môi
trường, khuyến khích phát triển du lịch sinh thái, du lịch có trách nhiệm. Điều
này đã được khẳng trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001-2010
và cần được tái khẳng định trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai
đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030.
Theo đó,
hạn chế tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên, góp phần bảo tồn
các giá trị sinh thái và đa dạng sinh học; khuyến khích và tăng cường trồng
cây ở các khu, điểm du lịch, làm tăng sức hấp dẫn cảnh quan, hạn chế sự phát tán
khí CO2 ra khí quyển. Khuyến khích áp dụng mô hình Giảm thiểu chất thải - Tái
sử dụng - Tái chế chất thải (3R: Reduce - Reuse - Recycle) trong hoạt động phát
triển du lịch. Khuyến khích tiết kiệm năng lượng, nước và sử dụng năng lượng
thay thế, theo đó du lịch sẽ góp phần tích cực trong nỗ lực tiết kiện tài nguyên
và hạn chế lượng thải ra môi trường. Một vấn đề không kém phần quan trọng là
nâng cao nhận thức về BĐKH và những tác động đến du lịch. Hiện nhiều nhà quản lý
và doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch còn “thờ ơ” trước vấn đề này.
Do vậy,
chúng ta cũng cần xây dựng hệ thống chính sách bảo vệ tài nguyên, các khu điểm
du lịch. Việt Nam chưa có chính sách rõ ràng đối với bảo vệ tài nguyên và các
khu điểm du lịch trước tác động của BĐKH.
Bên cạnh
đó, phải rà soát, điều chỉnh lại các chính sách, chiến lược và các quy hoạch từ
tổng thể tới chi tiết, phù hợp với thực tế tác động của BĐKH trong lĩnh vực du
lịch nói riêng; cần tiến hành nghiên cứu có hệ thống về tác động của BĐKH đối
với hoạt động phát triển du lịch ở Việt Nam.
Cuối cũng
là tăng cường hợp tác quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm và có được sự giúp đỡ
quốc tế về ứng phó với tác động của BĐKH trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam.
|