Tinmoi.vn) Vụ việc hoa hậu Mỹ Xuân thực hiện đường dây môi giới mại dâm cho các hoa khôi, người mẫu với giá hàng ngàn đô, sáng nay ngày 27/06 đã được xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Qua vụ việc này nhận thấy có nhiều vấn đề pháp luật hình sự cần được đặt ra và giải quyết.
Vụ việc Mỹ Xuân và đồng bọn
Đối với vụ án nổi tiếng của hoa hậu Mỹ Xuân theo cáo trạng, từ giữa năm 2011, Mỹ Xuân cùng một số người mẫu, ca sĩ được Mai dẫn mối đi bán dâm cho khách với giá từ 1.000 đến 2.500 USD (trong trường hợp đi tour). Sau thời gian hành nghề, quen biết với nhiều đại gia, Mỹ Xuân chuyển sang môi giới cho một số "đàn em" trong đó có hoa khôi của một tỉnh miền Tây để lấy "hoa hồng". Mỗi lần phục vụ các cô được trả khoảng 1.000 đến 1.500 USD
Cũng theo cáo trạng, Trần Quang Mai (có tên khác là Gái Em) là người chủ mưu lôi kéo những người khác cùng thực hiện hành vi phạm tội để thu tiền công môi giới với mức cao. Lê Quang Tuấn Anh, Lương Quốc Huy, Nguyễn Hữu Đạt với vai trò trung gian môi giới cho khách của Mai. Trần Thị Hoa và Võ Thị Mỹ Xuân (tức hoa hậu Mỹ Xuân) có vai trò môi giới trực tiếp.Từ năm 2010, Mai đã nhiều lần cùng nhiều đối tượng khác
tổ chức môi giới mại dâm cho một số phụ nữ là người mẫu, người đẹp, ca sĩ, diễn viên… để hưởng tiền công môi giới bất chính. Cụ thể, Mai đã bảy lần môi giới cho năm người đi bán dâm, thu lợi 6.500 USD và 3 triệu đồng. Anh đã ba lần môi giới, thu lợi 600 USD và 1 triệu đồng. Hoa hai lần môi giới, thu lợi 1000 USD và 18 triệu đồng…
Hoa hậu Mỹ Xuân tại phiên xét xử.
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tiến hành xét xử vụ việc trên.
Pháp luật về tội mại dâm còn nhiều kẽ hở
Qua vụ việc hoa hậu Mỹ Xuân và những vụ án khác liên quan các tội về hoạt động mại dâm, chúng ta thấy
rằng việc xử lý hình sự các hành vi “tổ chức hoạt động mại dâm”, “
cưỡng bức bán dâm” và “bảo kê mại dâm” về cùng tội môi giới mại dâm là chưa đúng với quy định về đồng phạm, không phù hợp với tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, không thể hiện được nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự.
Nên đọc
Vì vậy, để khắc phục hạn chế này, cần bổ sung các tội “Tổ chức hoạt động mại dâm”, “Cưỡng bức bán dâm” và “Bảo kê mại dâm” vào BLHS. Hơn nữa, về thực tiễn, thời gian qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã khám phá, đưa ra truy tố, xét xử nhiều vụ án trong đó các bị cáo đầu vụ thường là những “tú bà” có tên tuổi trong giới ăn chơi. Những bị cáo này thường lập ra các đường dây “gái gọi” với quy mô lớn, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt Nhóm đầu tiên gồm những gái mại dâm, thường là những cô gái ở các vùng quê được các “tú bà” nuôi trong các cửa hàng, quán ka-ra-ô-kê, hiệu làm đầu trá hình... Tham gia vào đội ngũ này có cả những cô gái sống và làm việc trên địa bàn, thậm chí có cả người mẫu, ca sĩ. Khi có khách mua dâm, “tú bà” sẽ điều gái mại dâm (có sẵn trong nhà mình hoặc điện thoại theo danh sách đã đăng ký) đến khách sạn hoặc địa điểm theo yêu cầu của khách mua dâm để thực hiện việc bán dâm.
Nhóm thứ hai gồm những người làm nhiệm vụ tiếp thị, tìm khách mua dâm, thường là những nhân viên khách sạn, nhà hàng hoặc hướng dẫn viên du lịch. Khi có khách cần mua dâm thì báo cho “tú bà” biết về thời gian, địa điểm và yêu cầu của khách đối với
đối tượng bán dâm.
Nhóm thứ ba là những tên làm nhiệm vụ bảo kê, đưa đón, quản lý, bảo vệ gái mại dâm theo sự điều hành của “tú bà”. Những tên này còn làm cả nhiệm vụ giám sát, khống chế, không để các cô gái bỏ trốn hoặc sẵn sàng dùng vũ lực, đe doạ vùng vũ lực buộc các cô gái phải bán dâm theo chỉ đạo của “tú bà”.
Phân tích hành vi của “tú bà” và đồng bọn trong những vụ án trên thấy rằng chúng rất tinh vi, không bao giờ sử dụng nhà ở, cửa hàng của mình hoặc thuê, mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm. Địa điểm mại dâm thường là nơi ở của khách hoặc do gái mại dâm đến khách sạn tự thuê. Hành vi của chúng cũng không đơn thuần chỉ là dụ dỗ, dẫn dắt làm trung gian để kẻ mua, người bán gặp nhau thực hiện việc mua dâm, bán dâm mà là tổ chức hoạt động mại dâm với đường dây khép kín, từ việc chăn nuôi sẵn đội ngũ gái mại dâm đến việc bố trí, sắp xếp cho họ bán dâm. Trường hợp cần thiết chúng còn chỉ đạo bọn đàn em sử dụng cả vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác buộc các cô gái phải bán dâm theo yêu cầu của khách. Theo Pháp lệnh PCMD, hành vi của “tú bà” và đồng bọn trong trường hợp này là hành vi tổ chức hoạt động mại dâm (có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn nhiều so với hành vi môi giới mại dâm).
Cần bổ sung tội “tổ chức mại dâm”, “cưỡng bức bán dâm” và “bảo kê mại dâm”
Do BLHS hiện hành không quy định tội “Tổ chức hoạt động mại dâm”, “Cưỡng bức bán dâm” và “Bảo kê mại dâm” thành tội độc lập nên hành vi của “tú bà” và đồng bọn chỉ có thể bị truy cứu TNHS về tội “Môi giới mại dâm” với
tình tiết định khung tăng nặng là “có tổ chức”. Việc truy cứu TNHS về tội môi giới mại dâm trong trường hợp này rõ ràng là chưa phản ánh đúng các tình tiết khách quan của hành vi phạm tội, chưa đánh giá hết tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, dẫn đến cá thể hoá hình phạt không nghiêm, làm giảm hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội phạm này. Để phù hợp với sự thay đổi trên, cần bỏ tình tiết tăng nặng định khung “cưỡng bức mại dâm” tại điểm b, khoản 2 Điều 254 BLHS (vì tình tiết “cưỡng bức mại dâm” đã được quy định là tình tiết định tội).
Rõ ràng, mại dâm là một hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện của sự lệch lạc về chuẩn mực xã hội mại dâm là sự buôn bán xác thịt con người, phản ánh sự tha hóa đạo đức. Mại dâm là hành vi chà đạp lên phẩm giá con người, đưa tới sự băng hoại đạo đức lối sống của xã hội, sự "thú tính hóa" hoạt động tình dục của con người, làm sụp đổ những giá trị về hôn nhân, tình yêu và lòng chung thủy. Vì vậy, mọi hình thức thể hiện của tệ nạn này phải được ngăn ngừa và xử lý nghiêm những hành vi phạm tội nguy hiểm này.