... "Không chỉ tình yêu bị cản trở mới thường dẫn tới một kết thúc bi thảm, vì ngay cả tình yêu được thỏa mãn thường cũng đưa đến bất hạnh hơn là hạnh phúc. Đó là vì những đòi hỏi của nó thường xung đột quá gay gắt với hạnh phúc cá nhân của kẻ đang yêu như ngấm ngầm phá hoại nó, vì những đòi hỏi đó không tương hợp với những điều kiện khác của kẻ si tình, và như thế phá hủy những kế hoạch cuộc sống dựa trên các điều kiện ấy..."
ảnh minh họa
Trong các câu chuyện tình, đôi tình nhân yêu nhau thường chết cùng nhau; lí do cho điều này là khi những mục đích của chủng loại, mà các đôi tình nhân là công cụ của chúng đã bị nản lòng, ví dụ trong Romeo và Juliet, Tancred, Don Carlos, Wallenstein, The Bride of Messina,…
Một người khi yêu thường gây trò cười cũng như các vấn đề bi kịch trong sự xâm chiếm của tinh thần chủng loại và bị điều khiển bởi nó, anh ta không còn thuộc về chính mình, và do đó hành động của anh ta không còn được giữ vững với cá tính của nó. Đó chủ yếu là do trong các mức độ cao hơn của tình yêu, tư tưởng của con người có một màu sắc quá nên thơ và cao cả, không những thế còn có chiều hướng trừu tượng và siêu việt.
Nhờ đó anh ta hầu như không còn thấy mục đích thiết yếu của mình nữa. Anh ta bị chi phối bởi tinh thần của chủng loại, mà mục tiêu của nó chắc chắn còn quan trọng hơn rất nhiều so với bất cứ mục tiêu nào chỉ liên quan đến cá nhân; để mà bởi nhiệm vụ đặc biệt của tinh thần này thiết lập sự sinh tồn cho một hậu thế vô tận mang bản chất đặc thù rõ ràng mà nó chỉ có thể nhận được ở người đàn ông đó là cha và ở người phụ nữ mà anh ta yêu quý là mẹ, và nếu điều này được hiểu theo cách thông thường không bao giờ được sinh ra khi mục tiêu của ý chí sống đòi hỏi cốt để cho sự sinh tồn này.
Đó là cảm thức rằng anh ta đã bị gắn vào những mục đích vô cùng quan trọng mà đề cao kẻ si tình lên trên tất cả mọi thứ có thể, không những thế, còn vượt qua chính anh ta và khoác lấy một phục trang siêu phàm của những dục vọng vật chất, để tình yêu đó trở thành, ngay cả trong cuộc sống tầm thường nhất, một chuyện tình nên thơ và rồi câu chuyện thường có một vài chi tiết hài hước.
Nhiệm vụ của ý chí thể hiện khách thể hoá chính nó ở chủng loại và thể hiện chính nó trong ý thức của kẻ đang yêu dưới cái mặt nạ đề phòng một hạnh phúc nhất định, mà được nhận thấy trong sự phối hợp của anh ta với người phụ nữ riêng biệt nào đó.
Ảo tưởng này với một người đàn ông si tình sẽ trở nên chói lọi đến nỗi nếu nó không thể được đạt đến, tự đời sống nó không chỉ mất hết tất cả sự hấp dẫn, thú vị, mà còn trống rỗng, vô vị, khiến anh ta chán ngấy không muốn kéo dài cuộc sống của mình. Ý chí của một kẻ đang yêu kiểu này trở nên bị nhấn sâu trong cái ý chí của chủng loại, hoặc ý chí của chủng loại đã có một uy lực lớn hơn rất nhiều so với ý chí của cá nhân mà nếu một người như vậy không có hiệu quả cho chủng loại thì ý chí cá nhân cũng không còn thèm làm lợi gì cho ý chí của mình nữa.
Trong trường hợp này, kết quả là tự tử, và đôi khi là sự tự sát của cả đôi tình nhân yêu nhau, trừ khi thiên nhiên, để ngăn cản điều này, khiến người ta điên rồ, rồi phủ kín bởi mạng che điên lên ý thức của kẻ tuyệt vọng. Thực tế những điều này được khẳng định thường niên nhờ nhiều ví dụ tương tự khác nhau.
Tuy vậy, không chỉ tình yêu bị cản trở mới thường dẫn tới một kết thúc bi thảm, vì ngay cả tình yêu được thỏa mãn thường cũng đưa đến bất hạnh hơn là hạnh phúc. Đó là vì những đòi hỏi của nó thường xung đột quá gay gắt với hạnh phúc cá nhân của kẻ đang yêu như ngấm ngầm phá hoại nó, vì những đòi hỏi đó không tương hợp với những điều kiện khác của kẻ si tình, và như thế phá hủy những kế hoạch cuộc sống dựa trên các điều kiện ấy.
Hơn nữa, tình yêu thường diễn ra đối lập không chỉ với hoàn cảnh bên ngoài mà còn với chính cá tính riêng tư; vì nó có thể bám vào một người người mà ngoại trừ những quan hệ giới tính ra còn trở nên đáng ghét, hèn hạ, không những thế, còn đáng ghê tởm. Nhưng ý chí của chủng loại mạnh hơn ý chí của cá nhân rất nhiều, đến nỗi kẻ đang yêu nhắm mắt trước mọi đặc tính chướng tai gai mắt, không chú ý đến mọi thứ, lờ đi tất cả và suốt đời bám lấy vật si mê của mình. Anh ta bị mù hoàn toàn bởi cái ảo tưởng này và ngay khi ý chí của chủng loại được thiết lập ảo tưởng biến mất và để lại một người bạn gái mình thù ghét suốt đời.
Từ điều này, rõ ràng tại sao chúng ta thường thấy những người đàn ông rất thông minh hơn nữa còn rất lỗi lạc lại cưới những bà vợ quỷ sứ, làm ta không thể hiểu sao họ lại có thể lựa chọn như vậy. Do đó người xưa thường mô tả AMOR là mù quáng.
Thực tế, một kẻ tình si có thể nhận ra rõ ràng và cay đắng về những khiếm khuyết không sao chịu nổi về tính khí cũng như tính tình của vị hôn thê của mình-những khiếm khuyết mà hứa hẹn cho anh ta một cuộc sống khổ cực, bất hạnh mà anh ta còn cảm thấy sợ hãi...
Anh không hỏi, anh không quan tâm
Có gì tội lỗi trong lòng em
Anh biết anh yêu em
Dù em là gì đi nữa.
Vì thực sự, anh ta không đang hành động cho quyền lợi riêng của anh ta mà cho quyền lợi của kẻ thứ ba, người mà còn phải được sinh ra, mặc dù anh ta tưởng tượng rằng anh ta đang hành động cho chính mình.
Nhưng cứ cái điều không theo đuổi hạnh phúc cho riêng mình và mang đến cho tình yêu say đắm sự siêu phàm làm cho nó trở thành một đối tượng có giá trị cho các nhà thơ. Sau cùng, một người có thể vừa yêu vừa ghét người mình yêu cùng một lúc.
Do vậy, Platon đã từng so sánh tình yêu của người với tình yêu của chó sói đối với cừu. Chúng ta có một ví dụ cho kiểu này, khi một kẻ si tình dù cho có bao nhiêu nỗ lực khẩn nài anh ta vẫn không thể có được sự toại nguyện nào...
"Tôi yêu và tôi ghét nàng"- Shakespeare
Khi lòng căm thù bốc lên, người ta đôi khi sẽ đi đến chừng mực mà đầu tiên là giết người mình yêu và sau đó là chính mình. Những ví dụ cho trường hợp này được đưa ra hàng năm trên các báo chí, nên, đúng như Geothe nói:
“Bei aller verschmähten Liebe, beim höllichen Elemente!
Ich wollt’, ich wüsst’ was ärger’s, das ich fluchen könnte!”
Thực vậy, đó không phải là một lời nói cường điệu trên phương diện của một kẻ đang yêu khi anh ta gọi sự lạnh lùng và sự kiêu hãnh của người mình yêu, mà lấy làm vui thích trong sự đau khổ của anh ta là sự tàn nhẫn. Vì anh ta bị áp đặt dưới sự ảnh hưởng của một cơn bốc đồng na ná giống bản năng của động vật, buộc anh ta với bất kể mọi lí do nhất định phải theo đuổi mục đích mà từ bỏ mọi thứ khác, anh ta không thể từ bỏ nó.
Không chỉ có một mà vô số Petrach, người mà, thất bại trong một tình yêu không được thỏa mãn, suốt đời phải lê lết như thể chân anh ta phải đeo một xích sắt, một quả tạ chì và những tiếng thở dài trong một khu rừng hoang vu. Nhưng không chỉ có Petrach mới có một hồn thơ thực sự, mà những dòng thơ quá đẹp của Geothe là đúng với anh ta.
“Und wenn der Mensch in seiner Quaal verstummt,
Gab mir ein Gott, zu sagen, wie ich leide".
Thực ra, tinh thần của chủng loại không ngừng đấu tranh chống lại thần bảo hộ của các cá nhân, đó là kẻ theo đuổi và kẻ thù của họ, nó luôn luôn sẵn sàng phá hủy không thương xót hạnh phúc cá nhân để đạt được các mục tiêu của nó.
Do đó thịnh vượng của nhiều quốc gia đôi khi bị hi sinh vì tính bất thường của nó. Shakespeare thường cung cấp cho ta một ví dụ như vậy trong vở Henry VI phần 3 hồi 3, các cảnh 2 và 3. Tất cả đây là vì chủng loại, trong đó, phôi thai cho sự sống chúng ta có một yêu sách mật thiết hơn, quan trọng hơn là cá nhân, và những vấn đề của chủng loại cũng quan trọng hơn những vấn đề của cá nhân...