Long Khánh Miền đông đất đỏ Bazan lá dang mọc rất nhiều, nó thuộc họ dây leo, thường mọc trong rừng cao su. Mẹ tôi cứ mỗi chiều đi cạo mủ về y như rằng thế nào trong giỏ cạo cũng có một vài bó lá dang để dành nấu canh; món canh lá dang là món khoái khẩu của anh em tụi tôi. Lá dang được lặt kỹ, rữa sạch, trước khi để ráo nhớ vò mạnh tay một tí cho lá hơi bị dập ra vị chua mới đáo để và hấp dẫn. Trên bếp đã chuẩn bị sẵn con gà luộc, nước luộc gà dùng để nấu canh lá dang thì trên cả tuyệt vời; chỉ cần sử dụng một ít thịt đầu, cổ cánh, chân và cả phao câu nững cho nồi canh thêm ngọt. Sau khi nêm nếm vừa miệng ăn, nhớ bỏ thêm chút đường cát cho nó đậm đà, chua chua mà ngọt ngọt mới bắt mồi (món này dân nhậu khoái chí lấm đấy). Lá dang để ráo, nồi nước vừa sôi sùng sục bỏ lá dang vào, khuấy đều để cho lá ngã màu vàng, nêm lại một tí là được. Lúc này bộ lòng gà được phi hành mỡ xào lên, nêm nếm cho vừa; nhắc nồi canh xuống đổ chão lòng gà vào nồi canh nghe một tiếng xèo, béo ngậy, toả mùi thơm hấp dẫn giữa thịt gà lá dang, hành ngò, rau quế. Cả nhà quây quần bên mâm cơm có tô canh chua gà lá dang, mãi mê ăn quên cả no.
Long Khánh là vùng có nhiều cây trái, hoa quả ngọt, quanh năm nên có rất nhiều loài dơi trú ngụ. Có nhiều loại dơi: dơi quạ, dơi sen, dơi chó, dơi hương…ta có thể giăng lưới bắt gơi ban đêm trong các vườn cây ăn trái trong mùa trái chính, hoặc ban ngày tìm đơi trong các hang động, cây da, hoặc trong trần nhà tối; bọn trẻ còn bắt dơi trong cát đọt chuối.
Bắt dơi cũng phái khéo léo, kẻo dơi cắn tay chảy máu chứ chẳng chơi. Trước khi làm thịt, dơi được cắt tiết; huyết dơi có tính hàn, uống rất mát, thường dùng pha với rượu uống, nghe nói rượu huyết dơi còn trị được bệnh hen suyễn, và hiếm muộn con.
Thịt dơi rất ngọt và thơm, dơi càng hôi thì xào lăn ăn càng có vị đậm đà; thịt dơi còn có thể băm nhuyễn nấu cháo lại càng hấp dẫn. Trong bữa bữa cơm của người miền đông nam bộ có thêm mót thịt dơi xào lăn thì thật là tuyệt.
Nấm mối chỉ mọc một lần trong năm, vào đầu mùa mưa khoảng dịp tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch). Nấm mối mọc trong vườn rẫy, nhiều nhất là trong rừng lô cao su; những người sành nấm mối, chỉ nghe mưa là đoán ngay sẽ có nấm mối, gáng hôm sau đi tìm, y như rằng tha hồ mà nhổ. Nấm mối không nên rửa trước mà phải để khô, gọt cho sạch chân nấm cho hết đất, gọt xung quanh đỉnh nấm vì sợ ngộ độc. Sau khi gọt sach nấm được ngâm nước muối rồi rữa sạch, để cho ráo nước là có thể đem xào nấu được, khi xào nên chọn mỡ heo để xào mới ngon. Nấm mối chỉ cần xào tỏi là tuyệt lắm rồi; nấm búp là nấm mới nhú khỏi mặt đất xào ăn còn hấp dẫn hơn nhiều. Nấm mối còn được dùng để nấu cháo, đổ bánh xèo đều ngon hết chỗ nói. Nấm mối ngon ngọt hơn cả thịt gà có hương vị lạ và quyến rũ.
Nấm mối còn được bọn trè gói bằng lá nghệ, lá chuối, lá lốp đem nướng chấm muối tiêu chanh thì tuyệt cú mèo. Mùi thơm của nấm mối có sức quyến rũ lạ thường người nào may mắn ăn được một lần sẽ nhớ mãi. Hành tình đi tìm nấm mối là kỷ niệm khó quên của thời niên thiếu ở Long Khánh miền đông.
Title : canh chua lá giang, dơi xào lăng
Description : Canh chua lá dang Long Khánh Miền đông đất đỏ Bazan lá dang mọc rất nhiều, nó thuộc họ dây leo, thường mọc trong rừng cao su. ...