Lâu nay người Tây Nguyên vẫn luôn tự hào về món gà nướng sa lửa trứ danh. Hôm nay thôi thì làm hẳn một bài viết về nó cho đã thèm luôn.
Thực ra nó chính là phiên bản của món gà nướng Bản Đôn lừng danh. Tuy nhiên, vì tự làm nên còn giữ được nguyên vẹn bản sắc với cách kẹp tre thay vỉ nướng và không ướp gia vị hay lén hấp trước cho nhanh chín.
Đặc biệt hơn nữa là do tự tay mình nướng lấy, nên được thưởng thức từ đầu đến cuối chả bay đi đâu tẹo mùi vị nào. Thực khách được nướng trực tiếp nên thích mê tơi, dù cho khi nướng xong có thể mặt mũi tay chân đen nhẻm bụi than và toát mồ hôi vì đứng mãi bên lò nướng.
Chỉ có tội là mình hơi bị lười nên thường chặt béng chân, đầu, cổ, cánh và cả bộ đồ lòng nữa cho món cà đắng khuyến mãi. Một công đôi việc ấy mà, như thế vừa dễ nướng hơn vừa có thêm tí đặc sản tây nguyên đãi khách. Chỉ tội làm xấu con gà nướng thôi. Hihi!
Hình như chính cái mùi tre tươi chặt vội trong vườn này đã làm nên hương vị đặc biệt của món gà nướng sa lửa
Quá hấp dẫn!!! Khi nào có dịp nhớ thưởng thức món này nhé!
Hiện nay, với nhu cầu phục vụ thực khách tại TP.HCM nhà hàng Văn Hóa Ẩm Thực Cơm Lam Gà Sa Lửa đã ra đời, với thiết kế thật đặc biệt giữ nguyên được bản sắc văn hóa Tây Nguyên giữa lòng Sài Gòn. Nhà hàng là sự kết hợp tổng thể giữa ẩm thực và nét văn hoá đặc trưng của người dân tộc Tây Nguyên, như văn hóa nhà rông, nhà sàn, văn hóa cồng chiêng, văn hóa thổ cẩm, tượng nhà mồ... và đặc biệt nhà hàng Văn Hóa Ẩm Thực Cơm Lam Gà Sa Lửa được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, với bàn tay khéo léo của những nghệ nhân dân tộc bản địa đến từ Gia Lai, Đaklak, Kon Tum. Thực khách đến với nhà hàng sẽ được thưởng thức nhiều món ăn ngon đặc trưng Tây Nguyên như: gà nướng sa lửa, cơm lam tây nguyên, heo rừng nướng tảng, cháo gà…và tất nhiên không thể thiếu rượu ghè, rượu cần…rất đặc biệt nhưng lạ miệng với người thành phố.
Đến với nhà hàng Văn Hóa Ẩm Thực Cơm Lam Gà Sa Lửa, đến với văn hóa ẩm thực Tây Nguyên quý khách sẽ nhận được sự hài lòng.
Đã bao giờ bạn được ăn cơm lam Tây Nguyên chưa? Loại cơm được nấu trong ống nứa non thơm lừng và quyến rũ…
Cơm Lam được coi là món ăn của núi của rừng bởi chắt lọc trong đó vị ngọt của dòng suối mát trong đầu rừng và hương thơm của rừng tre nứa xanh ngút đầu non...
Bắt đầu từ những chuyến đi dài ngày của người đàn ông với ống gạo mang theo, dao quắm và đánh lửa cùng ống nứa sẵn trong rừng nhưng theo bước chân những người khách du lịch, cơm Lam đã trở thành món ăn đặc sản, làm say lòng du khách.
Nhiều vùng đất coi cơm Lam như món ăn truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp lễ hội, nhưng phải kể đến cơm lam Tây Nguyên, Cao Bằng và Thanh Hóa gắn với người dân tộc Tày, Nùng, Mường, Dao Thái…Đặc biệt, Vùng Tam Kim, Bắc Hợp thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) được tiếng là cơm Lam ngon hơn nhiều vùng khác. Vùng này còn có thứ gạo ngon nổi tiếng, người Tày gọi là gạo Khẩu lùm phua, có nghĩa là thứ gạo ăn ngon đến nỗi người đàn bà có thể quên cả phần chồng! Một cách ví von để khẳng định sự thơm ngon của loại gạo này.
Những người phụ nữ Tây Nguyên với món cơm lam trong ngày lễ hội
Để làm được cơm Lam ngon đòi hỏi một sự tỷ mỉ đến từng chi tiết. Đầu tiên phải chọn cây nứa ngô còn non, chặt lấy gióng lưng chừng nứa rồi phạt đi đầu mặt, dung lá nút lại, chất củi xung quanh đốt cho sôi. Gạo nếp làm cơm Lam phải chọn loại nếp trắng, dẻo, thơm, tốt nhất là "khảu tan" (nếp tan), rồi ngâm gạo, vo sạch, rắc ít muối trộn đều rồi cho vào ống lam, cùng với dòng nước suối trong vắt chảy trong rừng sẽ tạo nên một cơm Lam hương vị đặc biệt của núi rừng, có thể làm say lòng bất cứ người thưởng thức nào.
Khi cơm chín, chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài ống cơm thật khéo léo cho đến khi bao bọc phần ruột cơm chỉ là một lớp nứa mỏng. Xắt mỗi ống ra thành năm hay bảy khúc. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp nứa bên ngoài.
Nấu cơm lam thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch
Cơm Lam được dọn ra ăn cùng với thịt gà hay thịt lợn rừng nướng (những thứ thịt này cũng được nướng trong ống tre). Tuy nhiên, cơm Lam ngon nhất khi ăn với muối vừng (mè).
Nếu không có điều kiện để lên rừng thưởng thức hương vị đặc biệt này, bạn có thể tìm đến nhà hàng Bắc Pó ở đường Yên Phụ, cơm Lam ở đây được tiện thành từng khúc ngắn độ 4-5 phân như khúc mía mà người bán rong thường vẫn tiện sẵn, chấm từng miếng với muối vừng, thi thoảng chen vào một lát măng chua, khung cảnh nhà sàn nên thơ sẽ khiến bạn cảm tưởng như đang hòa mình cùng núi rừng...
Nguồn: Congdulich (Theo tin tổng hợp)
Là mô hình đặc sản ẩm thực văn hóa Tây Nguyên nên Cơm Lam Gà Sa Lửa kế thừa khối di sản, di tích văn hóa phong phú và độc đáo. Ðó là mảnh đất của văn hóa rừng, văn hóa nương rẫy, văn hóa cồng chiêng, văn hóa trường ca và các chiến binh người Thượng; vùng đất của văn hóa cafe và hạt tiêu , vùng đất của nghệ thuật điêu khắc gỗ thấm đẫm tính nhân bản và triết lý cuộc đời…
Cơm Lam Gà Sa Lửa mang kiến trúc nhà ở truyền thống đồng bào dân tộc Tây Nguyên tại 4 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, ÐăkLăk, Lâm Ðồng) với các dân tộc Êđê, Xơđăng, Mnông, Mạ, Cơho, Churu, Giẻ triêng, Bana, Giarai.
Kết cấu gầm sàn
Các thành phần kiến trúc truyền thống trong buôn làng được kết hợp độc đáo trong Cơm Lam Gà Sa Lửa
• Nhà Rông, nhà cộng đồng được coi là sản phẩm kiến trúc truyền thống biểu tượng cho giá trị của làng, còn kỹ thuật cất dựng đến trang trí đều thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ dân gian. Ngày nay, đồng bào gọi ngôi nhà công cộng, nhà Rông là nhà cộng đồng Nhà ở: nhà sàn dài, nhà sàn ngắn, nhà trệt (nhà đất). Có dân tộc sống ở cả 3 dạng nhà này, cũng có dân tộc chỉ ở 1 hoặc 2 dạng. Cách sinh sống này còn phụ thuộc vào các nhóm khác nhau của mỗi tộc người. Mỗi làng có từ 10 đến vài chục nóc nhà. Xu hướng ngày nay, các tộc người ưa sinh sống trong những nhà sàn ngắn/nhỏ (gia đình nhỏ), một số vẫn thích ở nhà đất. Dạng nhà nửa sàn nửa đất (X đăng) ít gặp ở Tây Nguyên.
Bến nước người Gia rai
Làng bố cục tự do (Bana)
Cơm Lam Gà Sa Lửa không thể thiếu các thành phần phụ trợ làm phong phú, sinh động và hài hòa cảnh quan buôn làng xứ Thượng như: cổng làng, hàng rào, nhà mồ, nhà cúng, nghĩa địa, kho thóc, lều, chòi trên rẫy, bến nước, suối, rừng, đất canh tác
Nét độc đáo của Cơm Lam Gà Sa Lửa là nhà mồ, người Gia-rai và Ba-na gọi là bơxat (nhà của ma). Mọi hoạt động lễ hội diễn ra tập trung xung quanh không gian nhà mồ mà người Gia-rai và Ba-na đã dày công xây dựng hàng tháng trời trước khi lễ hội bỏ mả được tổ chức.
Tượng nhà mồ Tây nguyên
Cơm lam gà sa lửa được biết đến với món cá Anh Vũ tiến vua trứ danh và món cá đặc biệt nhất của núi rừng đại ngàn, của sông Sê san, thác IALY là loài cá Sihanouk có một không hai. CHúng tôi chế biến với những công thực riêng đảm bảo quý thực khách thưởng thức với khẩu vị của vua chúa ngày xưa giữa thế kỷ 21 giữa lòng Sài Gòn
Trên bàn tiệc của Cơm lam gà sa lửa , món rau rừng còn được bỏ vào lẩu cá, đa phần là những loài cá đánh bắt được từ sông Sê San. Dòng sông hùng vĩ, lắm thác ghềnh này ngoài khả năng thủy điện còn chứa trong lòng những loài thủy sản quý hiếm thậm chí cả loài cá anh vũ!
Trước đây để được thưởng thức món ăn Vua này,, không ít người ngược ra tận vùng Việt Trì, Phú Thọ, sẵn sàng bỏ cả triệu đồng cho một đĩa cá anh vũ mà đâu có cơ may thưởng thức,
Theo đặc điểm cá anh vũ có dáng dấp khá giống cá trôi, nhưng vảy có sắc óng ánh, phần đầu thuôn và đặc biệt là cặp môi hình tam giác rất dày ,
Những ngư dân dọc sông Sê San thường chặn bắt cá anh vũ ở vùng nước trong, nhiều hang hốc, chủ yếu ở khu vực thủy điện Ialy.
Dùng cá tiến Vua này, ban đầu cứ ngỡ là thịt gà nhưng cắn vào thì thơm ngon hơn nhiều. Ngon không chỉ vì thịt cá, mà còn bởi được tận hưởng cảm giác “làm vua” trên bàn tiệc đại ngàn, Quý thực khách ăn sẽ luôn miệng tấm tắc khen. CHúng tôi cam kết đem đến cho quý vị món ăn độc nhất của Tây Nguyên giữa chốn đô hội
|
Đã bao giờ bạn được ăn cơm lam Tây Nguyên chưa? Loại cơm được nấu trong ống nứa non thơm lừng và quyến rũ…Cơm Lam được coi là món ăn của núi của rừng bởi chắt lọc trong đó vị ngọt của dòng suối mát trong đầu rừng và hương thơm của rừng tre nứa xanh ngút đầu non... Bắt đầu từ những chuyến đi dài ngày của người đàn ông với ống gạo mang theo, dao quắm và đánh lửa cùng ống nứa sẵn trong rừng nhưng theo bước chân những người khách du lịch, cơm Lam đã trở thành món ăn đặc sản, làm say lòng du khách.
Nhiều vùng đất coi cơm Lam như món ăn truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp lễ hội, nhưng phải kể đến cơm lam Tây Nguyên, Cao Bằng và Thanh Hóa gắn với người dân tộc Tày, Nùng, Mường, Dao Thái…Đặc biệt, Vùng Tam Kim, Bắc Hợp thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) được tiếng là cơm Lam ngon hơn nhiều vùng khác. Vùng này còn có thứ gạo ngon nổi tiếng, người Tày gọi là gạo Khẩu lùm phua, có nghĩa là thứ gạo ăn ngon đến nỗi người đàn bà có thể quên cả phần chồng! Một cách ví von để khẳng định sự thơm ngon của loại gạo này.
Những người phụ nữ Tây Nguyên với món cơm lam trong ngày lễ hội
Để làm được cơm Lam ngon đòi hỏi một sự tỷ mỉ đến từng chi tiết. Đầu tiên phải chọn cây nứa ngô còn non, chặt lấy gióng lưng chừng nứa rồi phạt đi đầu mặt, dung lá nút lại, chất củi xung quanh đốt cho sôi. Gạo nếp làm cơm Lam phải chọn loại nếp trắng, dẻo, thơm, tốt nhất là "khảu tan" (nếp tan), rồi ngâm gạo, vo sạch, rắc ít muối trộn đều rồi cho vào ống lam, cùng với dòng nước suối trong vắt chảy trong rừng sẽ tạo nên một cơm Lam hương vị đặc biệt của núi rừng, có thể làm say lòng bất cứ người thưởng thức nào.
Khi cơm chín, chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài ống cơm thật khéo léo cho đến khi bao bọc phần ruột cơm chỉ là một lớp nứa mỏng. Xắt mỗi ống ra thành năm hay bảy khúc. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp nứa bên ngoài.
Nấu cơm lam thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch
Cơm Lam được dọn ra ăn cùng với thịt gà hay thịt lợn rừng nướng (những thứ thịt này cũng được nướng trong ống tre). Tuy nhiên, cơm Lam ngon nhất khi ăn với muối vừng (mè).
Nếu không có điều kiện để lên rừng thưởng thức hương vị đặc biệt này, bạn có thể tìm đến nhà hàng Bắc Pó ở đường Yên Phụ, cơm Lam ở đây được tiện thành từng khúc ngắn độ 4-5 phân như khúc mía mà người bán rong thường vẫn tiện sẵn, chấm từng miếng với muối vừng, thi thoảng chen vào một lát măng chua, khung cảnh nhà sàn nên thơ sẽ khiến bạn cảm tưởng như đang hòa mình cùng núi rừng... Nguồn: Congdulich (Theo tin tổng hợp)
Là mô hình đặc sản ẩm thực văn hóa Tây Nguyên nên Cơm Lam Gà Sa Lửa kế thừa khối di sản, di tích văn hóa phong phú và độc đáo. Ðó là mảnh đất của văn hóa rừng, văn hóa nương rẫy, văn hóa cồng chiêng, văn hóa trường ca và các chiến binh người Thượng; vùng đất của văn hóa cafe và hạt tiêu , vùng đất của nghệ thuật điêu khắc gỗ thấm đẫm tính nhân bản và triết lý cuộc đời… Cơm Lam Gà Sa Lửa mang kiến trúc nhà ở truyền thống đồng bào dân tộc Tây Nguyên tại 4 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, ÐăkLăk, Lâm Ðồng) với các dân tộc Êđê, Xơđăng, Mnông, Mạ, Cơho, Churu, Giẻ triêng, Bana, Giarai.
Kết cấu gầm sàn Các thành phần kiến trúc truyền thống trong buôn làng được kết hợp độc đáo trong Cơm Lam Gà Sa Lửa • Nhà Rông, nhà cộng đồng được coi là sản phẩm kiến trúc truyền thống biểu tượng cho giá trị của làng, còn kỹ thuật cất dựng đến trang trí đều thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ dân gian. Ngày nay, đồng bào gọi ngôi nhà công cộng, nhà Rông là nhà cộng đồng Nhà ở: nhà sàn dài, nhà sàn ngắn, nhà trệt (nhà đất). Có dân tộc sống ở cả 3 dạng nhà này, cũng có dân tộc chỉ ở 1 hoặc 2 dạng. Cách sinh sống này còn phụ thuộc vào các nhóm khác nhau của mỗi tộc người. Mỗi làng có từ 10 đến vài chục nóc nhà. Xu hướng ngày nay, các tộc người ưa sinh sống trong những nhà sàn ngắn/nhỏ (gia đình nhỏ), một số vẫn thích ở nhà đất. Dạng nhà nửa sàn nửa đất (X đăng) ít gặp ở Tây Nguyên. Bến nước người Gia rai Làng bố cục tự do (Bana) Cơm Lam Gà Sa Lửa không thể thiếu các thành phần phụ trợ làm phong phú, sinh động và hài hòa cảnh quan buôn làng xứ Thượng như: cổng làng, hàng rào, nhà mồ, nhà cúng, nghĩa địa, kho thóc, lều, chòi trên rẫy, bến nước, suối, rừng, đất canh tác Nét độc đáo của Cơm Lam Gà Sa Lửa là nhà mồ, người Gia-rai và Ba-na gọi là bơxat (nhà của ma). Mọi hoạt động lễ hội diễn ra tập trung xung quanh không gian nhà mồ mà người Gia-rai và Ba-na đã dày công xây dựng hàng tháng trời trước khi lễ hội bỏ mả được tổ chức.
Tượng nhà mồ Tây nguyên
Cơm lam gà sa lửa được biết đến với món cá Anh Vũ tiến vua trứ danh và món cá đặc biệt nhất của núi rừng đại ngàn, của sông Sê san, thác IALY là loài cá Sihanouk có một không hai. CHúng tôi chế biến với những công thực riêng đảm bảo quý thực khách thưởng thức với khẩu vị của vua chúa ngày xưa giữa thế kỷ 21 giữa lòng Sài Gòn
Trên bàn tiệc của Cơm lam gà sa lửa , món rau rừng còn được bỏ vào lẩu cá, đa phần là những loài cá đánh bắt được từ sông Sê San. Dòng sông hùng vĩ, lắm thác ghềnh này ngoài khả năng thủy điện còn chứa trong lòng những loài thủy sản quý hiếm thậm chí cả loài cá anh vũ!
Trước đây để được thưởng thức món ăn Vua này,, không ít người ngược ra tận vùng Việt Trì, Phú Thọ, sẵn sàng bỏ cả triệu đồng cho một đĩa cá anh vũ mà đâu có cơ may thưởng thức,
Theo đặc điểm cá anh vũ có dáng dấp khá giống cá trôi, nhưng vảy có sắc óng ánh, phần đầu thuôn và đặc biệt là cặp môi hình tam giác rất dày ,
Những ngư dân dọc sông Sê San thường chặn bắt cá anh vũ ở vùng nước trong, nhiều hang hốc, chủ yếu ở khu vực thủy điện Ialy.
Dùng cá tiến Vua này, ban đầu cứ ngỡ là thịt gà nhưng cắn vào thì thơm ngon hơn nhiều. Ngon không chỉ vì thịt cá, mà còn bởi được tận hưởng cảm giác “làm vua” trên bàn tiệc đại ngàn, Quý thực khách ăn sẽ luôn miệng tấm tắc khen. CHúng tôi cam kết đem đến cho quý vị món ăn độc nhất của Tây Nguyên giữa chốn đô hội
|
|