Đồng Nai – Vùng đất huyền thoại
|
Nguồn: website ttxtdldongnai
|
Cập nhật: 13/05/2013, 15:25:51
|
Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, là vùng đất cổ có nhiều di chỉ của nền văn hóa Phù Nam cách đây hơn 1.300 năm. Lịch sử Nam tiến của ông cha ta đã để lại nhiều dấu ấn trên vùng đất này. Miền Gia Định - Đồng Nai hồi ấy còn rất nhiều điều bí ẩn, lạ lùng nhưng cũng không kém phần hấp dẫn, gợi sự tò mò muốn khám phá của người đương thời.
"Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về"...
Trên hành trình về phương Nam, những ghe bầu của các thương nhân mang hàng từ Thuận Hóa vào Đồng Nai trao đổi, mua bán. Đường vào đất Đồng Nai thời ấy thật cam go, nguy hiểm. Những cuộc Nam tiến còn mang theo cả những nền văn hóa đàng ngoài do những ông quan bất mãn với triều đình đương thời mang vào và gầy dựng nên một bản sắc văn hóa phương nam không lẫn vào đâu được…
Văn miếu Trấn Biên là một minh chứng cho sự dịch chuyển của văn hóa thời này - Văn miếu Trấn Biên là một công trình văn hóa được xây dựng vào thế kỷ 17, đời chúa Nguyễn Phúc Chu ở phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa ngày nay. Công trình này thể hiện truyền thống khuyến học, tôn trọng kẻ sĩ của người Việt ngày ấy. Vào tháng 12 năm 1861, Văn miếu Trấn Biên đã bị giặc Pháp phá hủy khi người Pháp chiếm đóng Biên Hòa. Ngày nay, Văn miếu Trấn Biên đã được tái dựng, kiến trúc theo phong cách Văn miếu Hà Nội, đẹp, mang đậm bản sắc văn hóa phương Đông.
|
Văn miếu Trấn Biên được xây dựng trên vùng đất đầy huyền thoại là Bửu Long. Tương truyền rằng trong hành trình mở đất của mình, Chúa Nguyễn Phúc Chu trong một chiều dông gió đi ngang vùng đất này thì bị thú dữ vây hãm, đang trên đường tiến thoái lưỡng nan liền thấy từ trên trời một con rồng xanh xuất hiện phun ra một luồng lửa làm muông thú chạy dạt tứ phía… Thế là con rồng xanh giải nguy cho Chúa, nên Chúa liền đặt tên vùng đất này là Bửu Long.
Theo những nhà nghiên cứu địa chất thì núi đá Bửu Long có cách nay chừng 100-150 triệu năm. Do tác động của mưa gió, xâm thực nên đá bị gọt giũa, bào mòn, tạo thành một cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp gồm có núi cao, hồ rộng, phong cảnh hữu tình.
Leo theo triền dốc, vượt qua 99 bậc đá núi cao 30m, khách sững sờ nhìn thấy ngôi chùa cổ Bửu Phong sừng sững bên tàn cây bồ đề cổ thụ. Chùa Bửu Phong được xây dựng từ năm 1679 vào thời Chúa Nguyễn, kiến trúc theo hình chữ "Tam", gồm chính điện, giảng đường, nhà thờ Tổ và nhà dưỡng tăng. Trong chùa có nhiều pho tượng mang đậm phong cách Á Đông, đặc biệt có tượng Phật nằm cùng một số cổ vật, quan trọng nhất là xá lợi Phật. Bên phải chùa có hang đá Long Sơn Thạch động. Vào hang động được gọi là Hàm Rồng hoặc Hàm Hổ này, khách sẽ được nhìn ngắm những nhũ đá treo mình từ bao nhiêu năm tháng với dáng vẻ thần bí và đài Tam Thế Phật uy nghiêm. Hang này từng là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng hoạt động ven đô trong thời kỳ chiến tranh. Mời bạn hãy một lần đến với Đồng Nai - một vùng đất huyền thọai này…
Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, là vùng đất cổ có nhiều di chỉ của nền văn hóa Phù Nam cách đây hơn 1.300 năm. Lịch sử Nam tiến của ông cha ta đã để lại nhiều dấu ấn trên vùng đất này. Miền Gia Định - Đồng Nai hồi ấy còn rất nhiều điều bí ẩn, lạ lùng nhưng cũng không kém phần hấp dẫn, gợi sự tò mò muốn khám phá của người đương thời.
Trên hành trình về phương Nam, những ghe bầu của các thương nhân mang hàng từ Thuận Hóa vào Đồng Nai trao đổi, mua bán. Đường vào đất Đồng Nai thời ấy thật cam go, nguy hiểm. Những cuộc Nam tiến còn mang theo cả những nền văn hóa đàng ngoài do những ông quan bất mãn với triều đình đương thời mang vào và gầy dựng nên một bản sắc văn hóa phương nam không lẫn vào đâu được…
Văn miếu Trấn Biên là một minh chứng cho sự dịch chuyển của văn hóa thời này - Văn miếu Trấn Biên là một công trình văn hóa được xây dựng vào thế kỷ 17, đời chúa Nguyễn Phúc Chu ở phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa ngày nay. Công trình này thể hiện truyền thống khuyến học, tôn trọng kẻ sĩ của người Việt ngày ấy. Vào tháng 12 năm 1861, Văn miếu Trấn Biên đã bị giặc Pháp phá hủy khi người Pháp chiếm đóng Biên Hòa. Ngày nay, Văn miếu Trấn Biên đã được tái dựng, kiến trúc theo phong cách Văn miếu Hà Nội, đẹp, mang đậm bản sắc văn hóa phương Đông.
Văn miếu Trấn Biên được xây dựng trên vùng đất đầy huyền thoại là Bửu Long. Tương truyền rằng trong hành trình mở đất của mình, Chúa Nguyễn Phúc Chu trong một chiều dông gió đi ngang vùng đất này thì bị thú dữ vây hãm, đang trên đường tiến thoái lưỡng nan liền thấy từ trên trời một con rồng xanh xuất hiện phun ra một luồng lửa làm muông thú chạy dạt tứ phía… Thế là con rồng xanh giải nguy cho Chúa, nên Chúa liền đặt tên vùng đất này là Bửu Long.
Theo những nhà nghiên cứu địa chất thì núi đá Bửu Long có cách nay chừng 100-150 triệu năm. Do tác động của mưa gió, xâm thực nên đá bị gọt giũa, bào mòn, tạo thành một cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp gồm có núi cao, hồ rộng, phong cảnh hữu tình.
Leo theo triền dốc, vượt qua 99 bậc đá núi cao 30m, khách sững sờ nhìn thấy ngôi chùa cổ Bửu Phong sừng sững bên tàn cây bồ đề cổ thụ. Chùa Bửu Phong được xây dựng từ năm 1679 vào thời Chúa Nguyễn, kiến trúc theo hình chữ "Tam", gồm chính điện, giảng đường, nhà thờ Tổ và nhà dưỡng tăng. Trong chùa có nhiều pho tượng mang đậm phong cách Á Đông, đặc biệt có tượng Phật nằm cùng một số cổ vật, quan trọng nhất là xá lợi Phật. Bên phải chùa có hang đá Long Sơn Thạch động. Vào hang động được gọi là Hàm Rồng hoặc Hàm Hổ này, khách sẽ được nhìn ngắm những nhũ đá treo mình từ bao nhiêu năm tháng với dáng vẻ thần bí và đài Tam Thế Phật uy nghiêm. Hang này từng là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng hoạt động ven đô trong thời kỳ chiến tranh. Mời bạn hãy một lần đến với Đồng Nai - một vùng đất huyền thọai này…/.
Title : Đồng Nai – Vùng đất huyền thoại
Description : Đồng Nai – Vùng đất huyền thoại Nguồn: website ttxtdldongnai Cập nhật: 13/05/2013, 15:25:51 Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đông ...